Bệnh lậu dấu hiệu triệu chứng và biện pháp phòng tránh ở nam nữ như thế nào?

Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh lậu. Bệnh lậu có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng khi không được điều trị, nhưng có thể chữa khỏi bằng loại thuốc phù hợp.

Bệnh lậu ở nam và nữ

I. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng. Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến, đặc biệt là ở thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24.

II. Bệnh lậu ở nam giới và nữ giới

1. Bệnh lậu nam giới là gì?

Bệnh lậu ở nam giới gây nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu. Ngoài ra bệnh còn gây nhiễm khuẩn hậu môn, hầu họng, mắt. Bệnh do lậu cầu có tên Neisseria gonorrhoeae gây ra.

Bệnh lậu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nam giới. Tuy nhiên phổ biến nhất là độ tuổi thanh thiếu niên và người trẻ. Bệnh không có triệu chứng điển hình. Vì thế nguy cơ truyền nhiễm rất cao do bản thân người bệnh không biết mình nhiễm lậu cầu.

Các triệu chứng của bệnh lậu thường biểu hiện sau 2 ngày khi cơ thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên thời gian ủ bệnh cũng có thể kéo dài hơn. Một số trường hợp nam giới nhiễm lậu cầu nhưng không có triệu chứng biểu hiện. Thế nhưng những người này vẫn có khả năng lây nhiễm cao. Các triệu chứng thường gặp bệnh lậu nam giới là: Viêm niệu đạo, mủ ở bộ phận sinh dục, đau và ngứa hậu môn, đau và sưng tinh hoàn,…

2. Bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu là một bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay, gây ra bởi vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung người phụ nữ; mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới. Bệnh lậu có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở cả nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh lậu ở nữ giới khác với nam giới. Vậy nhận biết bệnh lậu ở nữ giới như thế nào? Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới âm thầm, không rõ, theo thống kê có khoảng 97% số ca không có triệu chứng, 3% còn lại mới có triệu chứng nhẹ thoáng qua. Một số triệu chứng xuất hiện nếu có thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm trùng bàng quang.

Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như:

  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, có màu trắng, khí hư mùi hôi tanh khó chịu.
  • Lỗ niệu đạo có màu đỏ.
  • Tiểu nhiều, cảm giác nóng rát, buốt khi tiểu tiện.
  • Ra máu âm đạo dù không phải trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu, đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục.
  • Khi đi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu.
  • Bệnh lậu ở nữ giới có thể bị sốt.

III. Cách phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa bệnh lậu

Biến chứng bệnh lậu nam giới có thể gặp phải là viêm cơ quan sinh dục như: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh… Dẫn đến gây vô sinh nam. Biến chứng do bệnh lậu thường gặp ở phụ nữ bao gồm: viêm hậu môn, viêm khớp, viêm màng não, thai ngoài tử cung, vô sinh nữ… Do vậy, việc phòng ngừa bệnh lậu là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm trên.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nguyên tắc này luôn luôn đúng. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lậu nếu thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Dùng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác trong quan hệ tình dục. Đây không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối nhưng có thể hạn chế được nguy cơ lây nhiễm.
  • Chỉ nên có 1 bạn tình và nên quan hệ tình dục chung thủy, an toàn.
  • Không quan hệ tình dục với phụ nữ có nhiều bạn tình.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Nhất là các đồ dùng trong nhà tắm công cộng, nhà nghỉ, khách sạn.
  • Nên ăn uống và tập thể dục khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn.
  • Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nên khám định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh. Những đối tượng khác nên khám tổng quát ít nhất 1 năm/lần.

Bạn đọc tham khảo:

Bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà

Bệnh viện nam khoa uy tín ở Hà Nội